1. Đường đến Tháp Chàm Poshanư

1.1 Địa chỉ Tháp Chàm Poshanư

Tháp chàm Poshanư (Po Sah Inu), hay còn có tên gọi khác là Tháp Chăm Phố Hài. Tháp nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tháp chỉ cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông – Bắc. Chỉ cần có google maps trong tay hoặc hỏi thăm đường người dân, du khách có thể dễ dàng đến với nơi đây.

Đường đến Tháp Chàm Poshanư
Đường đến Tháp Chàm Poshanư

1.2 Có thể đi đến Tháp Chàm Poshanư bằng phương tiện gì?

Khách du lịch có thể lựa chọn cho mình phương tiện di chuyển là ô tô hoặc xe máy. Tuy nhiên, bạn nên chọn xe máy để thể ngắm nhìn thành phố biển Phan Thiết một cách trọn vẹn nhất. Quý khách còn có thể hít hà hương vị của thành phố biển xinh đẹp.

Nhiều bạn trẻ lựa chọn xe máy để di chuyển đến tháp chàm Poshanư
Nhiều bạn trẻ lựa chọn xe máy để di chuyển đến tháp chàm Poshanư

2. Lịch sử hình thành Tháp Chàm Poshanư

2.1 Nguồn gốc ra đời của Tháp Chàm Poshanư

Quần thể tháp Poshanư được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ thứ VIII, đầu thế kỷ thứ IX tại Vương quốc Chăm cổ. Sự ra đời này với mục đích để thờ cúng thần Shiva – vị thần thiêng liêng của Hindu giáo. Ông là một trong những vị thần được sùng bái và tôn kính nhất trong văn hóa của xứ sở này.

thần Shiva - vị thần thiêng liêng của Hindu giáo
Thần Shiva – vị thần thiêng liêng của Hindu giáo

Tháp Chàm Poshanư là một trong những khu di tích tháp Chăm đặc biệt nhất còn sót lại của người Chăm pa cổ xưa tại Việt Nam.

Tháp Chàm Poshanư
Tháp Chàm Poshanư hiện lên thật lung linh

2.2 Ngọn tháp gắn liền với câu chuyện tình yêu

2.2.1. Công chúa Poshanư và chuyện tình trắc trở

Tháp Chàm Poshanư còn gắn liền với một câu chuyện mà cho tới nay vẫn còn được người dân lưu truyền. Đó là câu chuyện tình yêu đầy ly kỳ nhưng không kém phần lãng mạn của công chúa Poshanư và chàng Po Sahaniempar.

Cổng vào Tháp Chàm Poshanư
Cổng vào Tháp Chàm Poshanư

Tình yêu đôi lứa vốn dĩ luôn là đề tài muôn thửa ở mọi nơi, ở mọi thời điểm. Và nàng công chúa Poshanư của chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Chuyện là nàng công chúa này đã vượt qua những định kiến của xã hội thời bấy giờ, đem lòng yêu thương chàng trai tên là Po Sahaniempar. Ngang trái thay, đây không phải là một chàng trai bình thường. Mà là một vị lãnh chúa – một người theo đạo Hồi giáo ở vùng Ma Lâm.

Thái tử Podam – em ruột của Poshanư không muốn người chị của mình lấy một người chồng ngoại đạo. Do đó, vị thái tử này đã bày mưu chia rẻ nhân duyên hai người trong chuyến hành hương về Ấn Độ của vị lãnh chúa này.

Câu chuyện tình yêu người thiếu nữ
Câu chuyện tình yêu người thiếu nữ

Tình yêu của đôi trai tài gái sắc bị “ đứt gánh giữa chừng”. Bởi lẽ chàng Po sau thời gian hành hương trở về không thấy vợ ra đón. Với nỗi oán hận, chàng đã nên duyên với nàng Chargo. Chàng đã bỏ mặc công chúa Poshanư một mình với trái tim đầy lạnh lẽo.

Nhiều đôi trai gái đến đây vì nàng công chúa son sắc
Nhiều đôi trai gái đến đây vì nàng công chúa son sắc

2.2.2 Nguồn gốc ra đời tên gọi ” Tháp Chàm Poshanư”

Từ đó, nàng công chúa Poshanư đã khép cửa trái tim nguội lạnh. Nàng chọn một cuộc sống thanh thản và an nhàn tại Bianneh. Để tôn vinh người phụ nữ có công hướng dẫn nhân dân trồng trọt, khai rẫy, trồng bông dệt vải, các quy tắc ứng xử, giao tiếp tiến bộ. Người Chăm đã tạc tượng Bà và thờ trong tháp. Cái tên “Tháp Chàm Poshanư” được ra đời từ đây.

Toàn cảnh tháp Chàm Poshanư
Toàn cảnh tháp Chàm Poshanư

2.3. Nét đặc biệt của Tháp Chàm Poshanư

Mặc dù không đồ sộ, bề thế và to lớn như các cụm tháp Chăm khác, nhưng Tháp Chàm Poshanư lại lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa tiêu biểu của người Chăm cổ. Những nét cổ kính, uy nghiêm nhưng không kém phần kỳ bí đã khiến du khách đến với Tháp Chàm Poshanư luôn cay cáy trong lòng một câu hỏi: Thực sự nơi đây kì bí đến thế nào?

Cận cảnh kiến trúc tháp Chàm Poshanư
Cận cảnh kiến trúc tháp Chàm Poshanư

3. Nét kiến trúc Tháp Chàm Poshanư độc đáo.

Tháp Chàm Poshanư được xây dựng theo phong cách kiến trúc Hòa Lai, bao gồm 3 ngọn tháp như sau:

  • Tháp A là tòa tháp chính  hơi chếch về phía Nam.
  • Tháp phụ B hơi chếch về phía Bắc
  • Tháp phụ C hơi chếch về phía Đông.

3.1 Tháp chính

3.1.1 Tháp chính sừng sững và hiên ngang

Có lẽ tháp chính là nơi “đồ sộ” nhất tại nơi đây. Với chiều cao 15 mét, phân chia thành 4 tầng. Nhắc đến “tháp” thì có lẽ du khách sẽ hình dung được thôi. Bởi lẽ càng lên cao diện tích càng thu nhỏ lại. Những chi tiết kiến trúc bên dưới cũng được giảm bớt đi, gia tăng sự hài hòa mà không nặng nề, rối mắt.

Hình ảnh tòa tháp chính sừng sững giữa trời
Hình ảnh tòa tháp chính sừng sững giữa trời

Đỉnh tháp chính có 4 cửa sổ hướng về 4 phía, ở dưới là cửa chính dài hướng về phía Đông. Theo như truyền thuyết người Chăm để lại thì đây là nơi cư ngụ của thần linh. Chỉ cần mỗi thế cũng đủ hiểu, người Chăm tôn thờ và giữ gìn bản sắc dân tộc trong từng tiểu tiết nhỏ.

Nhiều bạn trẻ lựa chọn tháp chính là không gian sống ảo lý tưởng
Nhiều bạn trẻ lựa chọn tháp chính là không gian sống ảo lý tưởng

3.1.2 Hoa văn chạm khắc tinh tế và tỉ mỉ

Tháp được xây bằng gạch đỏ, hoa văn trang trí nêu bật lên sự tỉ mỉ và tinh tế trong chạm khắc. Vật liệu để gắn kết những viên gạch đỏ với nhau rất đặc biệt. Người ta còn phỏng đoán rằng chúng được làm từ nhựa thực vật. Tuy nhiên, đúng hay sai thì vẫn là một ẩn số.

Ngói đỏ tại tháp Chàm giúp bức hình thêm lung linh
Ngói đỏ tại tháp Chàm giúp bức hình thêm lung linh

Một điểm độc đáo mà hầu như ai đến đây cũng nhận ra đó là trên vòm cuốn ở hướng Tây của tháp chính, hình ảnh những bông hoa và những hình tượng kỳ lạ vẫn được còn lưu giữ lại khá rõ nét. Điều này chứng tỏ rằng người Chăm cổ thật sự cẩn thận trong việc xây dựng nền văn hóa của chính họ.

Ê ấp sau tán lá cây - Tháp Chàm Poshanu rực rỡ
Ê ấp sau tán lá cây – Tháp Chàm Poshanư rực rỡ

3.2 Tháp phụ B

Từ tháp chính, nằm chếch về hướng Bắc, tháp phụ B cao tầm 12 mét. Về cơ bản thì kiến trúc tương đối giống với tháp chính, chỉ có điều là đơn giản hơn, hoa văn điêu khắc cũng tiết chế hơn. Theo truyền thuyết, tháp B thờ Thần Bò Nandi – là vật cưỡi của thần Shiva, nhưng hiện nay thì không còn thấy nữa.

Những góc chụp khác tại tháp Chàm
Những góc chụp khác lay động lòng người tại tháp Chàm ( ảnh sưu tầm)

3.3 Tháp phụ C

Khiêm tốn nhất nhưng không phải vì thế mà mất đi sự uy nghiêm vốn có. Tháp phụ C thờ Thần Lửa. Hiện nay tháp chỉ cao hơn 4m, và có duy nhất 1 cửa dẫn về hướng Đông. Các đường nét điêu khắc và hoa văn cũng đã bị dòng chảy thời gian bào mòn đi khá nhiều. Tuy nhiên tháp C vẫn là 1 trong 3 linh hồn không thể thiếu của Tháp Chàm Poshanư – nơi lưu giữ những giá trị tinh hoa của nền văn hóa Chăm.

Tháp phụ và tháp chính " kề cạnh"' nhau không rời
Tháp phụ và tháp chính ” kề cạnh”‘ nhau không rời ( ảnh sưu tầm)

4. Những hoạt động đặc biệt tại Tháp Chàm Poshanư

4.1 Địa chỉ dừng chân của khách du lịch

Thành phố Phan Thiết ngoài những địa danh không thể bỏ lỡ như Hòn Rơm, làng chài Mũi Né, khách du lịch từ mọi miền phương xa vẫn luôn nhớ đến cái tên “Tháp Chàm Poshanư”. Khách du lịch đến đây, bên cạnh khám phá những vùng trời mới trên đất nước Việt Nam. Họ còn mong muốn tìm hiểu những nét đặc trưng trong truyền thống của văn hoá Chăm.

Thiên đường sống ảo của các bạn trẻ
Thiên đường sống ảo của giới trẻ

Chẳng biết từ bao giờ, tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau đã trở thành một trải nghiệm mới của khách du lịch trong và ngoài nước. Nền văn hóa Chăm cũng không biết từ bao giờ trở nên thật sự thu hút vì sự mới lạ và độc đáo.

Những tấm hình " siêu lung linh" dưới bàn tay của những " tay nhiếp ảnh" tài ba
Những tấm hình ” siêu lung linh” dưới bàn tay của những ” tay nhiếp ảnh” tài ba ( ảnh sưu tầm)
Hội bạn bè cùng nhau trải nghiệm văn hóa Chăm
Hội bạn bè cùng nhau lưu giữ kỉ niệm, trải nghiệm nền văn hóa Chăm ( ảnh sưu tầm)

4.2 Địa điểm cúng viếng, cầu bình an

Ngoài việc tham quan, trải nghiệm nền văn hóa lý tưởng, Tháp Chàm Poshanư còn thường xuyên được người Chăm đến đây để cúng viếng, cầu bình an. Họ đến từ các vùng lân cận khác nhau. Họ không quản ngại về khoảng cách địa lý với mong muốn mưu cầu một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây có lẽ là truyền thống đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác, là một nét văn hóa đã được người Chăm lưu giữ suốt đời qua.

Người Chăm thường xuyên đến đây để cúng viếng - cầu bình an ( ảnh sưu tầm)
Người Chăm thường xuyên đến đây để cúng viếng – cầu bình an

Ngoài người Chăm thì người dân địa phương cũng không ngoại lệ. Họ mang theo cả tâm tình, với mong muốn cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất luôn đến với  họ.

Người dân địa phương thường xuyên đến đây để cúng viếng - cầu bình an
Người dân thường xuyên đến đây để cầu mong những điều tốt đẹp

4.3 Những lễ hội độc đáo

Vào tháng giêng âm lịch hàng năm, cộng đồng người Chăm sẽ tổ chức lễ hội Rija Nuga và Poh Mbang dưới chân Tháp Chàm Poshanư. Đây dường như là hoạt động truyền thống được lưu giữ từ rất lâu đời, một nét văn hóa độc đáo của người dân tộc này.

Trải nghiệm nền văn hóa người Chăm độc đáo
Trải nghiệm nền văn hóa người Chăm độc đáo

Còn vào tháng 10 dương lịch hằng năm, tại Tháp Chàm Poshanư sẽ đặc biệt diễn ra lễ hội Katê với nhiều tiết mục đặc sắc. Nếu du khách đến thăm Tháp vào dịp này sẽ không khỏi ngạc nhiên, bởi lẽ các điệu múa nhịp nhàng sẽ hòa cùng âm hưởng của nhạc cụ truyền thống như trống Ginăng, kèn Xaranai, đàn Kanhi…

Lễ hội tại Tháp Chàm Poshanư
Lễ hội tại Tháp Chàm Poshanư

Đừng lo lắng khi bạn đến đây vào những ngày thường nhé. Du khách vẫn có thể hòa mình những tiết mục nghệ thuật dân gian Chăm được ban quản lý tổ chức theo yêu cầu.

Tháp Chàm Poshanu luôn tấp nập khách du lịch
Tháp Chàm Poshanư luôn tấp nập khách du lịch ( ảnh sưu tầm)

5. Giá vé tham quan tháp Chàm Poshanư

Nếu chưa từng đến tháp Chàm thì hãy lưu ý giá vé vào cổng nhé. Chỉ với 10.000 đồng/ lượt, du khách có thể thỏa sức tham quan. Nếu có thể, hãy” rủ rê” hội bạn đi cùng khám phá.

Hội bạn check in " sang chảnh" và lưu giữ nhưng khoảng khắc tuyệt vời
Hội bạn check in ” sang chảnh”, lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời ( ảnh sưu tầm)

Tháp Chàm Poshanư – nơi được coi là công trình chứa nhiều tinh hoa kiến trúc của người Chăm xưa. Đến Phan Thiết bạn nhớ dành một chút thời gian để khám phá địa điểm này!