1. Giới thiệu cách làm mứt dừa nhiều màu

1.1 Ý nghĩa của mứt dừa nhiều màu

Nhiều người tìm hiểu cách làm mứt dừa nhiều màu cũng bởi vì ý nghĩa sâu xa và lâu đời của nó. Sau một thời gian dài học tập và làm việc hối hả, Tết là thời điểm các thành viên trong gia đình có dịp ngồi lại với nhau để nhâm nhi tách trà và thưởng thức món mứt dừa.

Cách làm mứt dừa nhiều màu không dùng hoá chất gây hại sức khoẻ
Cách làm mứt dừa nhiều màu không dùng hoá chất gây hại sức khoẻ

Vì vậy, nhiều người tin rằng mứt dừa mang ý nghĩa đoàn viên, mang lại hạnh phúc sum vầy những ngày đầu xuân. Trong khay mứt của mỗi gia đình lúc khai xuân, món mứt dừa đã trở thành hương vị truyền thống không thể thiếu. Mứt dừa được biến tấu nhiều màu sắc và mùi vị để tạo nên sự mới lạ và cuốn hút. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới nhiều điều tươi sáng hơn.

Mứt dừa là món ăn nhâm nhi truyền thống không thể thiếu trong ngày tết
Mứt dừa là món ăn nhâm nhi truyền thống không thể thiếu trong ngày tết

1.2 Công dụng của mứt dừa

Đa số mọi người cho rằng đây chỉ là một món ăn chơi thông thường, không mang lại lợi ích cho sức khoẻ. Nhưng ít ai ngờ rằng mứt dừa là vị cứu tinh của ngày tết đấy nhé. Những ngày tết ai cũng buông thả chế độ ăn uống của mình, sử dụng vô độ các món ăn gây nóng trong cơ thể.

Mứt dừa là cứu tinh giải nhiệt ngày tết
Mứt dừa là cứu tinh giải nhiệt ngày tết

Mứt dừa sẽ hạn chế nguy cơ táo bón, khó tiêu của các món ăn giàu đạm và chất béo gây ra. Bên cạnh đó, món mứt dừa thích hợp để giải nhiệt cơ thể, chữa trị những vết bỏng và mụn nhọt. Đây quả là phương thuốc tự nhiên chữa cháy những ngày thân nhiệt nóng gắt.

2. Hướng dẫn cách làm mứt dừa nhiều màu

2.1 Nguyên liệu

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết dưới đây:

  • 1 kí cùi dừa
  • 150g lá cẩm tím (hoặc bắp cải tím)
  • 150g lá nếp
  • 1 củ cà rốt (hoặc 1 quả gấc)
  • 1 bó rau dền
  • 1 gói cà phê hoà tan
  • Nửa kí đường trắng
Những nguyên liệu chính để thực hiện cách làm mứt dừa nhiều màu
Những nguyên liệu chính để thực hiện cách làm mứt dừa nhiều màu

2.2 Dụng cụ

  • Chảo hoặc nồi đế dày
  • Dao nạo dừa
  • Đôi đũa dài
  • Khuôn tạo kiểu
  • Máy xay sinh tố
  • Rây lọc

2.3 Mẹo chọn được dừa ngon

2.3.1 Đối với dừa sợi

Chọn những quả dừa có thịt cứng và dai phù hợp. Tốt nhất bạn nên chọn dừa bánh tẻ. Đây được xem là loại dừa chất lượng không quá non cũng không quá già, thích hợp để làm dừa sợi. Nếu dừa bị cứng hoặc mềm nhão sẽ khiến mứt dừa thành phẩm không ngon như mong đợi.

Chọn cùi dừa bánh tẻ làm mứt sẽ ngon hơn
Chọn cùi dừa bánh tẻ làm mứt sẽ ngon hơn

Bạn có thể dùng bí kíp sau đây để lựa được quả dừa ưng ý. Thứ nhất, bạn có thể quan sát về màu sắc. Phần dừa bánh tẻ khi được tách khỏi vỏ sẽ có màu nâu nhạt chứ không bị quá đậm. Tiếp theo, bạn có thể dùng móng tay hoặc thìa để ghim vào thịt dừa. Nếu là dừa ngon thì sẽ có độ xốp dẻo nhất định, không quá cứng hoặc mềm khi tác động vào.

Dừa ngon có độ xốp dẻo vừa phải có thể dùng móng tay để bấm vào
Dừa ngon có độ xốp dẻo vừa phải có thể dùng móng tay để bấm vào

2.3.2 Đối với dừa miếng

Để làm được dừa miếng ngon, bạn nên chọn cơm dừa dầy sẽ dễ dàng tạo hình hơn. Miếng dừa to và dày sẽ giúp quá trình tạo hình được trọn vẹn, không bị méo mó thành những hình thù không đẹp.

Chọn cùi dừa dầy để dễ tạo hình
Chọn cùi dừa dầy để dễ tạo hình

2.4 Cách làm mứt dừa nhiều màu

2.4.1 Các bước làm dừa sợi

Bước 1

Lấy phần thịt dừa ra khỏi vỏ sau đó loại bỏ phần vỏ màu nâu bên ngoài và cắt đôi. Dùng dao nạo để tạo những sợi dừa dài và mỏng. Nạo theo đường tròn của trái dừa để tránh bị đứt thành những sợi nhỏ, nhìn sẽ không đẹp mắt. Khi nạo nhớ giữ lực tay ổn định để sợi dừa dài đều.

Cách nạo dừa sợi
Cách nạo dừa sợi
Bước 2

Sau khi đã nạo xong cùi dừa, bạn cần rửa sạch lại với nước nhiều lần. Rửa đến khi nước trong, không còn màu đục nữa thì dừng. Sau đó vớt ra ngoài để ráo nước hẳn trước khi bước vào công đoạn kế tiếp.

Ngâm dừa với nước cho đến khi nước không còn đục
Ngâm dừa với nước cho đến khi nước không còn đục
Bước 3

Bạn cắt phần đầu và gọt vỏ củ cà rốt. Sau đó đem rửa cùng với lá nếp cho sạch. Tiếp đến bạn cắt nhỏ hai nguyên liệu này rồi để riêng ra vào hai tô khác nhau. Đem từng loại bỏ vào máy xay sinh tố rồi xay cho nhuyễn và lọc qua rây để lấy phần nước.

Lọc nước cà rốt để lấy nước cốt màu cam tự nhiên
Lọc nước cà rốt để lấy nước cốt màu cam tự nhiên

Phần lá cẩm và rau dền đỏ cũng mang đi rửa với được. Tuy nhiên, bạn phải đem từng loại đi nấu chín để đảm bảo an toàn thực phẩm nhé. Bạn cần lọc bỏ đi phần bã và giữ lại phần nước sau khi đã đun sôi các nguyên liệu. Nhớ là phải để riêng biệt từng phần đấy nhé.

Nhớ phải rửa sạch và đun sôi lá cẩm nhé
Nhớ phải rửa sạch và đun sôi lá cẩm nhé

Nếu như bạn thay thế màu đỏ của rau dền bằng gấc, bạn cần chuẩn bị một chén rượu nhỏ. Tách lấy hạt trong quả gấc và giữ lại phần thịt. Sau đó, dùng tay bóp phần thịt tách hạt với rượu. Tiếp đến cho một chén nước vào và vắt lấy nước gấc. Vậy là bạn đã có một màu đỏ tự nhiên không cần dùng đến màu thực phẩm gây hại rồi.

Tách lấy phần thịt gấc ngâm với rượu
Tách lấy phần thịt gấc ngâm với rượu
Bước 4

Cùi dừa sau khi để ráo, bạn chia thành 5 phần bằng nhau. Giữ nguyên 1 phần để pha màu cà phê. Những màu còn lại đem đi ngâm với phần nước đã chuẩn bị bên trên. Khoảng thời gian lí tưởng để cùi dừa có thể ngấm đều màu và giữ màu lâu là 4-5 tiếng. Sau khi đã ngâm trong khoảng thời gian trên, bạn bỏ bớt phần nước màu ngâm, chừa lại mỗi màu cỡ một chén nước là được. Phần dừa trắng còn lại đem đi trộn với cà phê gói hoà tan để tạo màu nâu. Trộn đều tay để màu có thể ngấm đều không bị loang lổ.

Ngâm dừa trong nước màu đã chuẩn bị
Ngâm dừa trong nước màu đã chuẩn bị
Bước 5

Mỗi phần dừa sẽ trộn với 100g đường trắng đã chuẩn bị. Bạn có thể để đường tan trong vòng 2 tiếng hoặc nếu muốn tan hết thì có thể để qua đêm. Sợi dừa chuyển màu đục thành trong là lúc đường đã ngấm đều. Đảo đều vài lượt nữa để đường tan hết.

Cho 100g đường vào mỗi phần dừa
Cho 100g đường vào mỗi phần dừa
Bước 6

Đổ từng phần vào chảo dày và bắt đầu sên với lửa nhỏ. Lưu ý, không được mở lửa quá to sẽ làm dừa cháy khét vì đường rất nhanh sôi. Dùng đũa dài đảo liên tục cho đến khi nước bắt đầu cạn dần. Cho tiếp chén nước màu đã được chắt lúc nãy vào và tiếp tục sên dừa. Đảo đến khi dừa ráo khô nước thì điều chỉnh lửa nhỏ nhất và trộn nhẹ nhàng để tránh các sợi dừa bị gãy vụn. Đợi cho đến khi đường cô đặc lại thành hạt mịn và sợi dừa bắt đầu khô lại, rời rạc không dính với nhau nữa thì có thể tắt bếp và để nguội.

Công đoạn sên dừa
Công đoạn sên dừa
Cho chén nước màu từ từ vào phần dừa đã ướp
Cho chén nước màu từ từ vào phần dừa đã ướp
Dừa kết tinh lại thì có thể tắt bếp
Dừa kết tinh lại thì có thể tắt bếp

2.4.2 Các bước làm dừa miếng

Lược bỏ phần màu nâu bên ngoài miếng dừa thật khéo léo để tránh ăn sâu vào phần cùi dừa. Việc đó sẽ làm mất độ dày của thịt dừa, khó để tạo hình với khuôn. Cắt dừa thành 2 hay 4 phần và bắt đầu dùng khuôn tạo hình. Bạn có thể chọn các hình viên, trái tim, ngôi sao, bông hoa, con thú,… tuỳ theo sở thích của bạn. Đây chắc chắn là kiểu dáng mới lạ so với món dừa sợi truyền thống.

Cắt cùi dưa thành những viên vuông vừa miệng
Cắt cùi dưa thành những viên vuông vừa miệng
Ngâm dừa được tạo hình với nước cốt màu Cách bảo quản mứt dừa nhiều màu
Ngâm dừa được tạo hình với nước cốt màu
Bắt đầu sên dừa viên với đường tương tự như cách làm dừa sợi
Bắt đầu sên dừa viên với đường tương tự như cách làm dừa sợi
Sau đó đem ra phơi cho nguội hẳn Cách bảo quản mứt dừa nhiều màu
Sau đó đem ra phơi cho nguội hẳn
Dừa viên sau khi thành phẩm
Dừa viên sau khi thành phẩm
Dừa miếng vuông sau khi thành phẩm Cách bảo quản mứt dừa nhiều màu
Bạn có thể làm tương tự với các hình thù khác của mứt dừa

Các bước tẩm màu và sên dừa sẽ giống hệt phần làm dừa sợi bên trên. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cho phần dừa miếng đã chuẩn bị nhé.

3. Yêu cầu thành phẩm

Đối với mứt dừa sợi hay mứt dừa miếng, thành phẩm đạt yêu cầu sẽ có màu sắc bắt mắt và đều đặn trong từng miếng, sợi. Màu bị loang lổ, đậm nhạt không đều sẽ khiến món ăn kém hấp dẫn hơn rất nhiều. Sợi hoặc miếng dừa phải khô ráo, không còn ướt và dính với nhau. Nếu dừa vẫn còn nước đường chưa sên khô thì sẽ không giữ được độ giòn và dễ bị ẩm mốc.

Mứt dừa thành phẩm phải có màu sắc thấm đều và đẹp mắt Cách bảo quản mứt dừa nhiều màu
Mứt dừa thành phẩm phải có màu sắc thấm đều và đẹp mắt

Phần đường sau khi sên sẽ thành dạng đường bột, không bị vón cục, khô cứng hoặc ngả nâu, đen. Nếu đường ngả màu sậm sẽ khiến món ăn không đẹp mắt và đôi khi bị đắng nhẫn gây cảm giác khó chịu. Ngoài ra đường chuyển màu sẽ dễ dẫn đến các mầm bệnh nguy hại cho sức khoẻ nên bạn cần hết sức lưu ý vấn đề này.

Mứt dừa phải giữ được độ giòn và không bị cháy khét Cách bảo quản mứt dừa nhiều màu
Mứt dừa phải giữ được độ giòn và không bị cháy khét

Dừa sau khi sên ăn sẽ có vị ngọt thanh vừa phải, không quá gắt đường. Bạn sẽ cảm nhận được độ giòn sần sật khi cắn từng miếng dừa vì cùi dừa chất lượng được chuẩn bị từ khâu chuẩn bị. Được tẩm ướt với nước cà rốt, rau dền, lá nếp, lá cẩm, gấc,… nên dừa có mùi thơm tự nhiên, không nồng hoá chất gây hại như những sản phẩm ngoài thị trường bày bán.

4. Những lưu ý khi thực hiện cách làm mứt dừa nhiều màu

Việc rửa cùi dừa với nước cho đến khi không còn nước đục sẽ hạn chế được lượng dầu tự nhiên. Nếu dừa vẫn còn nhiều dầu sẽ dẫn đến tình trạng chảy nước khi bảo quản, không giữ được lâu. Bạn có thể sơ chần dừa với nước sôi để có thể giảm lượng dầu nhanh hơn việc rửa nhiều lần với nước.

Ngâm dừa trong nước để giảm lượng dầu tự nhiên Cách bảo quản mứt dừa nhiều màu
Ngâm dừa trong nước để giảm lượng dầu tự nhiên

Để giảm bớt lượng nước mà dừa đã ngậm, nhớ phải để dừa trên rây thật khô ráo sau đó mới bắt đầu ngâm đường. Bạn nên sử dụng nguyên tắc lửa vừa rồi đến lửa nhỏ. Việc này sẽ giúp đường không bị khô lại thành kẹo mà sẽ kết tinh. Và nhớ phải đảo đều tay tránh cháy khét và làm hư phần mứt. Lượng đường quá ít cũng khiến cho mứt khó kết tinh và ngọt đều. Nếu như lớp đường bên ngoài bị hỏng, bạn có thể rửa sạch dừa và tiếp tục ngâm đường. Sau đó sên lại như hướng dẫn bên trên.

Trong trường hợp chảo quá nhanh nóng, bạn nên nhấc chảo ra khỏi bếp rồi tiếp tục đảo bằng đũa cho đến khi nguội rồi tiếp tục bật lửa cho nóng lại. Làm liên tục 2-3 lần là dừa đã ráo hẳn.

5. Cách bảo quản mứt dừa nhiều màu

Dừa sau khi sên không nên cất liền mà hãy để nguội cho mứt dừa khô hẳn. Bạn có thể để dừa ra khay lớn rồi trải đều mứt rời rạc nhau. Đặt trước quạt máy để hong thật nguội tầm 1-2 tiếng là được. Hoặc nếu có lò sấy, bạn chỉnh nhiệt độ khoảng 100 độ C và chờ đến khi mứt dừa khô hẳn.

Trải dừa ra khay lớn để nguội hẳn rồi mới đem đi bảo quản Cách bảo quản mứt dừa nhiều màu
Trải dừa ra khay lớn để nguội hẳn rồi mới đem đi bảo quản

Mứt dừa lúc này sẽ săn giòn lại và màu sẽ sáng hơn lúc còn còn nóng.Khâu hong khô mứt khá đơn giản nhưng nếu bỏ qua giai đoạn này, đường sẽ dễ chảy nước hơn và mất độ khô giòn.

Bạn cần chuẩn bị các bao nilong (có khoá zip càng tốt) hoặc các hũ, lọ thuỷ tinh có nắp đậy kín. Cho mứt dừa vào bao hoặc hũ lọ theo từng màu riêng biệt rồi đậy lại cẩn thận. Để ở nơi thoáng mát, tránh chỗ nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của mứt dừa. Mách bạn một bí quyết nhỏ, bạn có thể cho vào một lượng đường  nhỏ để hút hết độ ẩm bên trong. Chức năng này sẽ giúp bạn bảo quản lâu hơn.

Bạn có thể đặt mứt dừa vào hủ thuỷ tinh và để ở nơi thoáng mát
Bạn có thể đặt mứt dừa vào hủ thuỷ tinh và để ở nơi thoáng mát
Bảo quản mứt dừa trong hũ có nắp là cách tốt nhất
Bảo quản mứt dừa trong hũ có nắp là cách tốt nhất

Nếu như thấy dấu hiệu mứt bắt đầu chảy nước, bạn đừng bỏ phần mứt đó ngay nhé. Bạn chỉ việc sên lại với lửa nhỏ cho khô rồi để nguội là có thể dùng được rồi đấy.

Cách làm mứt dừa nhiều màu giờ đây không còn là việc hóc búa với các chị em sau bài viết trên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm 11 cách làm mứt dừa ngon nhất. Rồi xắn tay áo vào bếp thực hiện món mứt dừa thơm ngon này nhé!